Mô hình coaching Tâm_lý_học_coaching

Sự phát triển của tâm lý học coaching đã dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình và khuôn khổ dựa trên lý thuyết và bằng chứng tâm lý học.[1] Các mô hình này được sử dụng để hướng dẫn thực hành tâm lý huấn luyện, đảm bảo rằng công tác coaching được thực hiện dựa trên các khái niệm đã được khoa học chứng minh.[21]

Mô hình GROW

Mô hình GROW được xem là một trong những mô hình coaching hành vi phổ biến nhất,[3] với 4 giai đoạn phác thảo quy trình giải quyết vấn đề, thiết lập mục tiêu và cải thiện hiệu suất.[1][3]

Mô hình PRACTICE

Stephen Palmer đã phát triển mô hình PRACTICE thành nguyên tắc giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp.[1] Các vấn đề được xác định trong giai đoạn đầu là nhận dạng vấn đề (Problem identification).☃☃ Tiếp theo, các mục tiêu thực tế (Realistic goals) được xây dựng dựa trên các vấn đề,[1][36] sau đó là các giải pháp thay thế (Alternate solutions) hướng tới mục tiêu đề ra.[1][36] Kết quả dự kiến sau đó được đánh giá nghiêm túc trong quá trình xem xét hậu quả (Consideration of consquences).[1][36] Tiếp theo là bước xác định giải pháp khả thi nhất (Targeting the most feasible solution),[1][36] để sau đó là tiến hành (Implementation of the Chosen solution).[1][36] Cuối cùng là đánh giá (Evaluation) - huấn luyện viên và coachee thảo luận về hiệu quả của giải pháp và bài học rút ra.[1][36]

Mô hình SPACE

Mô hình SPACE, trong đó hành động chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc, phản ứng sinh lý, nhận thức và bối cảnh xã hội

Mô hình SPACE là một mô hình sinh học - tâm lý - xã hội dựa trên tâm lý nhận thức - hành vi.[37][38] Mục đích là để hướng dẫn huấn luyện viên đánh giá và thấu hiểu hành vi của khách hàng trong các tình huống cụ thể.[37] SPACE là từ viết tắt của Social context (Hoàn cảnh xã hội), Physiology (Sinh lý học), Action (Hành động), Cognition (Nhận thức) và Emotion (Cảm xúc).[38] Mô hình có thể được chia nhỏ thành các khuôn khổ nhỏ hơn: ACE và PACE. Khung ACE phân tích các mối quan hệ giữa hành động, cảm xúc và nhận thức của cá nhân.[38] Khung PACE sau đó sẽ dựa trên mô hình ACE và xem xét phản ứng sinh lý đi kèm với nhận thức, cảm xúc và hành vi.[38] Cuối cùng, mô hình SPACE chính sẽ phân tích bối cảnh xã hội mà hành vi ấy xảy ra.[37][38]

Các mô hình khác

Mô hình OSKAR, ACHIEVE và POSITIVE xuất phát từ mô hình GROW, tập trung vào thiết lập mục tiêu, tìm kiếm giải pháp và nuôi dưỡng mối quan hệ huấn luyện.[36][38] Đối với huấn luyện lãnh đạo, mô hình LASER (viết tắt của Learning, Assessing, Story-making, Enabling và Reframing) phác thảo quy trình năm bước coaching hiệu quả.[38] Các mô hình nghiên cứu thay đổi hành vi (phát triển bởi James O. Prochaska và những người khác) và phỏng vấn tích cực (appreciative inquiry) tập trung vào việc tìm hiểu quá trình thay đổi và khuyến khích khách hàng phản ứng tích cực với thay đổi.[1]